Bandwidth là gì? Bandwidth (băng thông) là lượng dữ liệu được truyền đi trong 1 giây. Bandwidth càng lớn thì tốc độ truyền tải dữ liệu càng nhanh. Trong lĩnh vực mạng máy tính, bandwidth được đo bằng đơn vị bit/giây (bps) hoặc byte/giây (Bps). Một số loại băng thông mạng máy tính được sử dụng phổ biến là: bandwidth quốc tế, bandwidth trong nước, bandwidth được cam kết,…
Những khái niệm liên quan đến băng thông
Bandwidth là gì?
Bandwidth còn gọi là băng thông được dùng để truyền tải các dữ liệu có sẵn trong 1 giây. Bạn có thể hiểu đây là tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền.
Bandwidth mô tả dữ liệu lớn nhất mà người dùng có thể tải hoặc đăng lên trên những website của mạng máy tính trong một thời gian nhất định. Băng thông được đo bằng bit trên giây (bps). Hiện nay, tốc độ băng thông của máy tính có thể lên đến hàng triệu bit trên giây (Mbps), thậm chí là hàng tỷ bit trên giây (Gbps).
Bandwidth là gì?
Băng thông rộng là gì?
Băng thông rộng là đường truyền tải dữ liệu đặc biệt có khả năng truyền nhiều tín hiệu và đường truyền trong cùng một thời điểm. Đường dẫn truyền có nhiều loại cáp khác nhau như: cáp đồng trục, cáp quang, cáp radio hoặc xoắn đôi.
Băng thông rộng được sử dụng cho những đường kết nối Internet tốc độ cao, nhanh và xuyên suốt.
Bandwidth limit là gì?
Bandwidth limit được biết đến như một chức năng giảm thiểu hoạt động tải hoặc đăng của người dùng khi đang truy cập mạng, nhằm đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định.
Giới hạn băng thông là gì?
Băng thông không giới hạn là gì?
Hiện nay, người dùng có xu hướng chọn dịch vụ băng thông không giới hạn tốc độ và dung lượng truy cập website. Dịch vụ này cho phép họ thao tác nhiều tab cùng một lúc, truy cập nhanh và đường truyền hoạt động ổn định ngay cả khi dung lượng tăng đột biến.
Max bandwidth là gì?
Max bandwidth là tốc độ băng thông tối đa. Đây là thông số giúp bạn tính được Bus RAM bằng cách lấy phần xung nhịp trong dấu ngoặc đơn nhân với 2.
Vì sao cần đo băng thông?
Đo bandwidth giúp kiểm soát những kết nối mạng mà bạn trả phí có hoạt động theo đúng thông số không. Nếu muốn sử dụng băng thông tốt, bạn nên kiểm tra trước để đánh giá dịch vụ của nhà mạng cung cấp. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Băng thông sẽ cung cấp tốt hơn nếu được lắp đặt trong nội bộ công ty. Để đo thông lượng giữa những phòng ban, bạn nên dùng kênh thuê riêng từ nhà cung cấp dịch vụ.
Đơn vị đo bandwidth là gì?
Thông thường, đơn vị đo băng thông là bit/giây (ký hiệu: bps). Hiện nay, băng thông sử dụng khá lớn nên được đo bằng các đơn vị khác như: megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc Terabit/giây (Tbps). Đây là điều mà bạn cần biết sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Dưới đây là những cách đổi đơn vị đo băng thông.
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1.000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
- Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.
Ngoài ra, sau Terabit còn có Petabit, Extabit, Zettabit và Yottabit, đơn vị sau gấp 10 lần đơn vị trước.
Phương pháp đo bandwidth là gì?
Các nhà mạng cung cấp dịch vụ băng thông tính phí sẽ phải cung cấp đầy đủ Internet (ISP) đã cam kết. Nếu bạn đang sử dụng gói dịch vụ Internet và muốn kiểm tra dung lượng của băng thông thì nên dùng công cụ DSLReports. Công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra mức độ kết nối đã đúng với gói dịch vụ ISP chưa. Đây là điều mà bạn cần biết sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Đối với doanh nghiệp, công ty thì nên sử dụng tiện ích Test TCP (TTCP) hoặc PRTG Network Monitor để kiểm tra dung lượng băng thông.
- Tiện ích TTCP có khả năng đo các thông lượng mạng IP giữa 2 server. Trong đó, có 1 server bên gửi, 1 server bên nhận rồi mỗi máy chủ sẽ hiển thị lượng Byte đã truyền tải và thời gian đã dùng.
- Tiện ích PRTG Network Monitor cung cấp thông tin biểu đồ, giao diện đồ họa sinh động, rõ ràng và xu hướng sử dụng băng thông trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, PRTG Network Monitor còn có khả năng đo lường lưu lượng giữa những giao diện với nhau. Bạn nên biết điều này sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm 4 phần mềm đo băng thông phổ biến gồm: Real Network Monitor, NetStress, LAN Speed Test và NetIO-GUI.
Phương pháp đo bandwidth là gì?
Vai trò của băng thông đối với website
Băng thông hoặc bandwidth web hosting là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa website với máy tính trong một khoảng thời gian. Giới hạn của bandwidth phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Giới hạn băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (tải/đăng) sẽ càng lớn. Nếu hết băng thông, những yêu cầu truy cập website sẽ bị từ chối. Vì vậy, ngoài sở hữu website chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị gói hosting chất lượng với băng thông rộng. Điều này nhằm đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị ngắt quãng, đặc biệt là trong những giờ cao điểm.
Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành những tác vụ, đặc biệt là xử lý các yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời, nó cũng cho phép nhiều người dùng truy cập vào trang web trong cùng một thời điểm mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
Các loại băng thông mạng máy tính
Theo phạm vi sử dụng
- Bandwidth trong nước: Được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin giữa những máy chủ trong một quốc gia. Loại băng thông này phù hợp sử dụng trong mạng nội bộ. Bạn cần biết điều này sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
- Bandwidth quốc tế: Thường được dùng để trao đổi thông tin giữa những máy chủ trong nhiều quốc gia khác nhau. Trường hợp cáp quốc tế bị đứt thì việc truy cập vào các trang web quốc tế sẽ bị gián đoạn hoặc bạn vẫn có thể vào được nhưng tốc độ chậm.
Theo dung lượng sử dụng
- Bandwidth được cam kết: Loại băng thông này cung cấp một dung lượng nhất định để người dùng trải nghiệm. Khi hết dung lượng, người dùng phải trả thêm phí để tiếp tục sử dụng.
- Bandwidth được chia sẻ: Đây là loại băng thông sử dụng máy chủ để chia sẻ các thông tin khác nhau nhằm khắc phục tình trạng server bị lag, đơ.
- Bandwidth riêng: Bạn cần trả phí cho phần băng thông muốn sử dụng và không được chia sẻ với người khác. Đây là điều bạn cần biết sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Bandwidth trong nước được sử dụng để trao đổi thông tin giữa những máy chủ trong một quốc gia
Cách phòng tránh tình trạng bóp bandwidth là gì?
Bóp băng thông là tình trạng điều tiết băng thông do nhân viên quản trị mạng hoặc nhà mạng cung cấp nhằm giảm lưu lượng mạng có chủ đích. Bạn có thể hiểu đơn giản là một người nào đó chủ động làm giảm tốc độ truyền Internet xuống mức thấp. Tình trạng bóp băng thông diễn ra ở nhiều nơi trong những thiết bị hoặc trang web mà bạn đang sử dụng.
Để tránh tình trạng bị bóp băng thông, bạn có thể sử dụng công cụ miễn phí Glasnost. Thông thường, tình trạng bóp băng thông xảy ra vào cuối tháng, đường truyền mạng đột nhiên yếu thì nhiều khả năng là nhà mạng đang điều tiết giảm. Đây là điều bạn nên biết sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng mạng riêng ảo (VPN – Virtual Private Network). Khi sử dụng VPN, những gói dữ liệu sẽ được mã hóa và khó nhận diện được. Vì vậy, ISP sẽ không biết bạn đang truy cập trang web nào và không thể thực hiện bóp băng thông.
Cách giải quyết tình trạng trễ bandwidth là gì?
Độ trễ băng thông là một thuật ngữ được dùng để chỉ độ trễ phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu của mạng. Độ trễ băng thông càng nhỏ thì tốc độ truyền mạng càng nhanh và ngược lại.
Để giải quyết tình trạng trễ băng thông, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trễ băng thông mà bạn có thể tham khảo là: bị virus quá nhiều, lượng người dùng quá tải, nhà mạng cung cấp, modem bị lỗi, cáp quang AAG bị đứt, máy chủ,… Bạn cần lưu ý điều này sau khi tìm hiểu “Bandwidth là gì?”.
Sau khi biết nguyên nhân, bạn có thể tìm cách khắc phục. Chẳng hạn, nếu do nhà mạng, bạn cần liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để nắm rõ tình hình. Trường hợp do modem bị lỗi hoặc quá nhiều virus, bạn hãy đem thiết bị đến những trung tâm sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.
Cách giải quyết tình trạng trễ bandwidth là gì?
Sự khác biệt giữa tốc độ Internet và bandwidth
Bandwidth và tốc độ Internet là hai yếu tố khác nhau nhưng hỗ trợ cho nhau.
- Băng thông: Là dữ liệu được tải về hoặc tải lên từ máy tính với các website trên mạng.
- Tốc độ Internet (tốc độ băng truyền): Là độ nhanh hoặc chậm của dữ liệu được truyền tải.
Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) thường giới hạn các băng thông khác nhau để bạn upload hoặc download. Người dùng thường sử dụng băng thông download nhiều hơn băng thông upload.
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản về bandwidth là gì, các loại băng thông mạng máy tính, cách phòng tránh tình trạng bóp bandwidth và giải quyết tình trạng trễ bandwidth. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra hệ thống mạng nội bộ, Công ty TNHH Công nghệ Viet Services sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Liên hệ ngay để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng!